Chú thích Châu_Văn_Tiếp

  1. Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập (q.04-07) R.609
  2. Châu Thị Đậu (? - ?) tục gọi Châu muội nương, là người giỏi võ nghệ. Khi Lê Văn Quân (còn có tên là Duân hay Câu, người Định Tường) ra phò tá Châu Văn Tiếp ở núi Trà Lang, hai ông bà quen nhau và trở thành vợ chồng. Như chồng, bà giúp chúa Nguyễn rất tận lực. Những lúc xông pha ra chiến trận, bà chẳng kém gì trai. Những ngày theo Nguyễn Phúc Ánh sang Vọng Các, chính bà đã hai lần cầm binh đánh thắng quân Miến Điện và quân Chà Và (Chà Và: âm của chữ Java. Chà Và là người đến từ đảo Java.) theo lời yêu cầu tiếp viện của vua Xiêm, khiến người Xiêm rất thán phục. Xem thêm Lê Văn Quân
  3. Theo Vương Hồng Sển dẫn lại lời của Trương Vĩnh Ký thì chúa Duệ Tông bị Tây Sơn bắt tại vùng Ba Thắc (thuộc Cà Mau) và chúa Mục Vương bị bắt tại Ba Vác (thuộc Bến Tre, gần Mỏ Cày). Cả hai đều bị hành quyết gần Chùa Kim Chương.
  4. Được tin cấp báo, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đem đại binh thuyền vào ứng cứu. Đêm 19 rạng ngày 20 tháng 1 năm 1785 (ghi theo Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh), quân Xiêm và quân Nguyễn bắt đầu tấn công đại bản doanh của Nguyễn Huệ ở Mỹ Tho. Nhưng khi lực lượng hùng hậu này lọt vào khoảng giữa Rạch Gầm và Xoài Mút, thì chỉ trong vòng chưa đầy một ngày, toàn bộ quân Xiêm và quân Nguyễn đều đại bại, khiến Nguyễn vương lại phải sang nương nhờ nước Xiêm.
  5. Sông Măng Thít ở về phía Đông Nam, cách tỉnh lỵ Vĩnh Long 20km, nối liền từ sông Tiền qua sông Hậu. Đây là tuyến giao thông đường thủy cấp quốc gia nối liền từ các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh. Về tên gọi, có khá nhiều người cho rằng Mang Thít xuất phát từ chữ Băng-brít (có nghĩa là lung bông súng) do hồi xưa nước sông chưa chảy mạnh, hai bên bờ sông mọc nhiều sen, bông súng. (Theo website UBND tỉnh Vĩnh Long ).
  6. Theo Hoàng Việt hưng long chí (Nhà xuất bản Văn học, 1993, tr. 119). Huỳnh Minh cho biết trong lúc xem xét các chiến thuyền đoạt được, Chu Văn Tiếp bị tướng Tây Sơn là Chưởng tiền Bảo núp dưới thuyền đâm lén. Nhưng ngay sau đó, ông cũng đã kịp rút gươm chém chết viên tướng này.(sách ghi ở mục tài liệu, tr. 110). Theo Lương Văn Lựu và Diên Hương thì Chu Văn Tiếp giáp chiến với Chưởng Bảo, rồi nhảy qua thuyền Tây Sơn, bị phò mã Trương Văn Đa đâm chết (sách ghi ở mục tài liệu, tr. 149 và 58). Trang web báo Bình Định kể: Châu Văn Tiếp vừa trông thấy Trương Văn Đa vội hô quân sĩ lướt thuyền đến mong bắt sống để lập công đầu. Hai cây đại đao tung hoành trên sóng nước. Trương công đã chém bay đầu Châu Văn Tiếp. Quân họ Châu mất chủ, vỡ chạy tan tác về vùng Trà Cú. . Ở một trang web khác: Quân (nhà Nguyễn) đóng ở An Xuyên Ðạo (Cà Mau) bị cô thế cũng rút về Trà Ôn...Nhưng đến Man Thiếc (Măng Thít) thuộc Vĩnh Long thì gặp đạo quân của Trương Văn Ða từ Sa Ðéc kéo xuống đánh kịch liệt. Châu Văn Tiếp bị Trương Văn Đa chém chết...
  7. Theo Ngô Giáp Dậu, Hoàng Việt long hưng chí, Nhà xuất bản Văn học, 1993, tr.120
  8. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên, Nhà xuất bản Tp.HCM, 2002, tr. 170-171